09 kinh nghiệm bạn cần lưu ý khi tập ném bóng 3 điểm chuẩn 100%
00:59 |
Sau đây là những kinh nghiệm bạn cần lưu ý khi tập ném bóng 3 điểm, nó sẽ giúp bạn khắc phục được những điểm yếu của bạn khi ném 3 điểm.
Ném bóng từ khoảng cách xa luôn là nỗi
"ám ảnh" của tất cả các VĐV trên sân cho dù đó là đồng đội hay đối
thủ. Một cú ném ăn 3 điểm, bình thường, chỉ ghi hơn cú SlamDunk "sấm
sét" một điểm thôi, nhưng đôi khi, nó lại làm nên cả một chiến thắng lịch
sử vẻ vang của một đội bóng mà không có kỹ thuật nào khác làm được điều đó
Bạn có thắc mắc tại sao nhiều người lại
ném 3 điểm tốt đến thế, một số người thì không tài nào ném tới hoặc toàn...trật
đường rầy. Có thể bạn cho là họ có tố chất!
Cũng có thể như thế, nhưng sau khi đọc
bài chia sẻ kinh nghiệm này, mình nghĩ các bạn sẽ có cái nhìn khác về cách ném
3 điểm của mình và trả lời được câu hỏi: Tại sao họ làm được điều đó?
Xem video clip về tư thế ném của huyền thoại 3points Ray Allen
>> Xem ngay chiều cao trụ bóng rổ cao bao nhiêu thì phù hợp với từng độ tuổi của bạn để tập luyện dễ dàng có thể ném tốt như Ray Allen
1. Hãy luôn ném 3
điểm!
Đối với các bạn mới tập ném 3 điểm lần
đầu thì điều này nghe có vẻ vô lý, ném 2 điểm còn trầy trật huống hồ chi là lúc
nào cũng phải ném 3 điểm. Lý do rất đơn giản, khi bạn ném 3 điểm, thì R (tức
bán kính vòng 3 điểm) không thay đổi. Do đó, các bó cơ tay của bạn sẽ chỉ ghi
nhớ việc hoạt động ở một khoảng cách cố định mà thôi. Trong khi tập ném 2 điểm
các bạn phải di chuyển thật nhiều vị trí với đủ loại khoảng cách khác nhau
2. Đặt tay lên cao ngang tầm mắt và cố định nó thành khung khi ném (hình chữ L)
Nhiều bạn khi ném thì đưa bóng từ dưới
lên và đến khi vẫy tay thì đường bóng bị chệch đi nhiều so với ban đầu. Bạn hãy
cố định vị trí này thành một khung tay cố định để khi vào tư thế sẳn sàng ném
thì đưa tay ngay vị trí này
Tạo tay khung hình chữ "L"
3. Thả lỏng cơ thể ==> cố định cổ tay ==> vẫy nhẹ nhàng
Việc thả lỏng cơ thể trước khi ném sẽ
giúp bạn ổn định lại lại nhịp thở trước khi nhảy ném. Kinh nghiệm thực tế cho
thấy, bạn càng mệt, càng thở gấp thì tỉ lệ chính xác càng giảm đi rõ rệt. Vì
vậy, hãy luôn giữ vững nhịp thở để vẫy cổ tay thật nhẹ nhàng
4. Khụy chân xuống khi ném.
Đây là động tác cơ bản lấy đà trước mỗi
khi cơ thể bật lên cao, tuy nhiên việc khụy chân xuống quá ít sẽ khiến cho việc
lấy đà bị hụt và kết quả là một cú Air Ball...
5. Duỗi thẳng và giữ nguyên cánh tay đến khi bóng chạm vành rổ
Có một sự thật rằng hơn 95% cầu thủ ném
xong không bao giờ làm điều này trong khi nó giúp tăng độ cao của bóng và giúp
tư thế ném trở nên đẹp hơn bao giờ hết
Duỗi thẳng và giữ cánh tay đến khi bóng chạm vành rổ
6. Nhồi bóng càng
nhiều, ném càng tệ
Bạn nhồi càng nhiều, cơ bắp càng căng cứng
theo từng động tác của bạn, và khi ném, các bó cơ không còn giữ được sự ổn định
như lúc ban đầu
7. Tập lực tay
bằng cách hít đất và xà đơn
Không có gì tiện và dễ dàng hơn động tác
hít đất. Nhưng lưu ý khi hít đất hoặc hít xà đơn phải để 2 tay bằng khoảng cách
với ngực và vai, không nên để quá xa vì như thế lực sẽ dồn một phần vào vai và
ngực, ko tập trung vào cơ tay
8. Tâm lý...khi
dễ
Nhiều bạn khi cảm thấy có cảm giác và tỉ
lệ vào cao so với bình thường thì sinh ra tâm lý chủ quan, khinh địch. Điều này
vô tình để trình độ ném bóng của mình tuột dốc thê thảm. Hãy luôn nhớ rằng,
tính chủ quan luôn là kẻ thù số một của những ai muốn thành công
9. Kiên trì tập luyện!
Thiên tài có đến 99% là do tập luyện chăm
chỉ, kiên trì mà thành. Bạn đạt được 99% nổ lực đó thì cũng xem như là gần bằng
thiên tài rồi
>>> Lúc này hãy xem chiếc trụ bóng rổ trường học thông minh có khả năng điều chỉnh độ cao có thể tập luyện ở nhà dễ dàng hơn.
>>> Hoặc nếu muốn một chiếc trụ bóng rổ tự làm do chính tay mình làm ra thì hãy xem ngay hướng dẫn làm trụ bóng rổ để có thể làm một chiếc tập luyện ở nhà nhé!
>>> Hoặc nếu muốn một chiếc trụ bóng rổ tự làm do chính tay mình làm ra thì hãy xem ngay hướng dẫn làm trụ bóng rổ để có thể làm một chiếc tập luyện ở nhà nhé!